Nói đến trần nhôm có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy khá lạ lẫm. Tuy nhiên, đây là lại loại trần được sử dụng khá nhiều hiện nay bởi nó vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ lại có độ bền cao.
Ứng dụng của loại trần này cũng khá rộng, từ chung cư, văn phòng cho tới các công trình công cộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về mẫu trần này nhé.
1. Trần nhôm là gì?
Trần nhôm hay còn gọi là trần kim loại là loại trần có bề mặt được sơn tĩnh điện cao cấp, có gờ hoặc được đục lỗ. Độ dày của tấm hợp kim nhôm từ 0,5mm trở lên. Mẫu mã của trần được thiết kế đa dạng để phù hợp với thiết kế chung của không gian cũng như đáp ứng được mong muốn của người sử dụng.
Từ cách đây 15 năm, trần kim loại đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Loại trần này có bề mặt mát lạnh nên thích hợp với khí hậu nắng nóng quanh năm của Việt Nam. Do bản chất của nhôm là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém nên nó cũng làm mát khá tốt. Cho đến nay, trần nhôm đã được sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước.
2. Đặc tính của trần nhôm
Do phù hợp với mọi không gian sử dụng nên trần nhôm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là những đặc tính của loại trần này mà chúng ta không thể bỏ qua:
Trần kim loại có khả năng chống dẫn nhiệt và dẫn điện nên giúp chống cháy tốt. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, mẫu trần này luôn được kiểm tra nghiêm ngặt về khả năng chống nhiệt, chống dẫn điện. Không chỉ vậy bề mặt của trần còn được phủ một lớp sơn tĩnh điện và một lớp phim cách nhiệt nên tính an toàn của trần được đẩy lên mức tối đa.
Tính bền cao: nhôm là vật liệu có độ bền cao với tuổi thọ có thể lên tới hàng chục năm. Nhờ vậy mà trần kim loại này giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa, bảo trì.
Tính cách âm tốt: nhờ sở hữu khả năng cách âm, chống tiếng ồn nên trần nhôm đảm bảo được sự yên tĩnh cho không gian, được sử dụng nhiều cho các công trình.
Độ ổn định cao: trong quá trình sử dụng bạn sẽ không phải lo trần bị biến dạng.
Nhờ có trọng lượng nhẹ nên quá trình vận chuyển, thi công, lắp đặt trần nhôm khá dễ dàng.
So với loại trần thông thường thì loại trần này không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhiệt độ.
Thân thiện với môi trường, không bị ố màu hay oxi hóa.
3. Nhược điểm của trần nhôm
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng loại trần này vẫn có những mặt hạn chế nhất định. Chẳng hạn như:
Mẫu mã và kiểu dáng của trần nhôm khá hạn chế và khó có thể trang trí thêm. Chính vì vậy nó thường được dùng với mục đích chống nóng.
Khi thi công trần nhôm cho các công trình thì các vấn đề như đèn chiếu sáng, quạt trần, điều hòa, hệ thống máy móc, điện,… cần phải được bảo hộ cẩn thận.
Nếu có con vật chạy qua hoặc khi có gió lốc trần sẽ tạo ra tiếng ồn khá khó chịu.
Tuy còn những hạn chế nhưng tính ứng dụng của trần nhôm vẫn khá cao. Nó được dùng làm trần nhà ga, bến xe, sân bay, nhà ở, sảnh chung cư, đại sảnh, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà hàng, văn phòng hay các công trình xây dựng công cộng khác,… Thi công trần nhôm không quá khó nhưng đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao. Khi cần lắp đặt loại trần này, bạn có thể an tâm tin tưởng giao phó cho Công ty Cổ phần Xây dựng DQV Việt Nam, nơi có đội ngũ thợ lành nghề và giàu kinh nghiệm bậc nhất hiện nay.